Tìm đại lý : Để giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than

Thảo luận trong 'Vé máy bay hãng khác' bắt đầu bởi samsamkute, 21/2/17.

  1. Vị trí:

    Thừa Thiên Huế
  2. Trạng thái:

    Tin HOT
  3. Giá tiền:

    0 VNĐ
  4. Điện thoại:

    08881113314
  5. Địa chỉ:

  6. Thông tin:

    21/2/17, 0 Trả lời, 882 Đọc
  1. samsamkute

    samsamkute Active Member

    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trong một tuyên bố đưa ra tuần trước, ngày 19/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định "cần phải rà soát, tính toán kế hoạch phát triển tất cả các nhà máy điện than, không phát triển thêm điện than".
    [​IMG]

    Bên cạnh đó, dien nang luong mat troi Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế trong cắt giảm khí phát thải và đẩy mạnh đầu tư phát triển điện tái tạo. Tuyên bố này phát đi tín hiệu mạnh mẽ về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiệt điện than từ Chính phủ Việt Nam.

    Việt Nam đã được biết đến là một trong những nước dẫn đầu thế giới về số lượng các nhà máy nhiệt điện than được quy hoạch xây với công suất dự kiến khoảng 60.000MW, chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc. Quy hoạch điện VII đã có những đóng góp tích cực, bảo đảm cung cấp đủ điện và có dự phòng.

    Tuy nhiên, dự báo nhu cầu quá cao sẽ dẫn đến đòi hỏi nguồn vốn lớn đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy điện, hệ thống truyền tải và phân phối, và trong trường hợp đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng thấp sẽ dẫn tới lãng phí.

    Trong Quy hoạch điện VII, dự báo nhu cầu điện lớn hơn so với thực tế. Kết quả dự báo cao là do phương pháp dự báo chưa phù hợp, lựa chọn tốc độ phát triển kinh tế chưa hợp lý và số liệu đầu vào có độ tin cậy chưa cao.

    Việc dự báo cao đã dẫn tới lựa chọn tỷ trọng than chiếm hơn một nửa trong cơ cấu nguồn điện, nang luong mat troi dẫn đến nhu cầu than quá lớn và phải phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu chiếm tới 70% nguồn than nhiên liệu vào năm 2030 để phát điện. Việc nhập khẩu than với số lượng lớn không hề đơn giản mà đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển than - điều mà Việt Nam chưa sẵn sàng.

    Do quá tập trung vào nguồn nhiên liệu than, Quy hoạch điện VII chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như năng lượng tái tạo trong việc đáp ứng nhu cầu điện. Quy hoạch điện VII đặt ưu tiên vào mục tiêu phát triển kinh tế chưa chú ý và quan tâm đầy đủ tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nên các tác động về môi trường và xã hội là không thể tránh khỏi.

    Điều này thể hiện rõ trong phương án lựa chọn tỷ trọng điện than chiếm 56% trong tổng sản lượng điện vào năm 2030. Sự lựa chọn này gây áp lực quá lớn đối với môi trường và xã hội và rủi ro cao cho an ninh năng lượng quốc gia, nhất là trong bối cảnh thiên tai bất thường và biến đổi khí hậu.

    Để đóng góp vào khắc phục những vấn đề trên, các chuyên gia GreenID và Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam đã tính toán dự báo nhu cầu điện cho giai đoạn tương ứng trong Quy hoạch điện VII. Theo đó, phương án nhu cầu điện năm 2030 là 464,7 tỷ KWh, chỉ bằng 76% dự báo của Quy hoạch điện VII.

    Đối với phương án tiết kiệm điện, khi xem xét đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhu cầu điện vào 2030 là 407 tỷ KWh, chỉ bằng 66% của Quy hoạch điện VII. Dự báo này cũng đảm bảo hệ số đàn hồi điện đạt được mục tiêu mà Quy hoạch điện VII đề ra là giảm dần xuống dưới 1 vào năm 2030 đồng thời vẫn đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế theo chỉ số GDP mà Chính phủ đặt ra trong giai đoạn tới ở mức khoảng 7%/năm.

    Xét về giá trị tuyệt đối của điện sản xuất, phương án tiết kiệm do GreenID đề xuất sẽ giúp giảm được 223 tỷ KWh so với Quy hoạch điện VII vào năm 2030. Điều này có ý nghĩa tương đương với việc có thể cắt giảm được 13,7 tỷ KWh từ nguồn điện nguyên tử và 194 tỷ KWh từ nguồn điện than nhập khẩu.

    Điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể không cần đầu tư xây dựng 5.000 MW điện nguyên tử và 30.000 tới 40.000 MW nhiệt điện than, thay vào đó có thể dùng nguồn đầu này vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu. Kết quả đạt được từ sự thay đổi này sẽ giúp giảm lượng phát thải khoảng 150 triệu tấn CO2.

    Việc Việt Nam giảm bớt nhiệt điện than sẽ là một cú bồi đối với ngành công nghiệp than toàn cầu vốn đang vật lộn để tồn tại. Số liệu công bố tuần trước cho thấy rằng nguồn nhiệt điện than của Trung Quốc đã giảm khoảng 4%/năm, dựa trên con số báo cáo suy giảm năm 2014. Nhập khẩu than của Ấn Độ giảm 15% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12/2015.

    Hoan nghênh cam kết của Thủ tướng Chính phủ về quyết định đưa đất nước khỏi sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, báo giá điện mặt trời hộ gia đình nhưng chúng ta hiểu rằng trong Quy hoạch phát triển điện VII hiệu chỉnh sẽ được công bố trong những ngày tới, vẫn còn một số lượng đáng kể các nhà máy nhiệt điện than sẽ được xây dựng.

    Nếu Thủ tướng đã thận trọng xem xét và đưa ra quyết định giảm nhiệt điện than, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ đánh giá lại một cách toàn diện các nhà máy điện than đã đề xuất và ban hành các chính sách để nhanh chóng đẩy mạnh sự phát triển của năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.

    Song hành với những nỗ lực này, các nhà máy điện than hiện có và đang có kế hoạch xây dựng cần phải được áp dụng hệ thống kiểm soát ô nhiễm và công nghệ hiệu suất cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

    Nguồn: Theo Doanh nhân Sài Gòn
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này